Thông thường đối với Pin Lithium có điện áp trung bình là 3,7 Vol điện áp cực đại là 4,5V và khi xả kiệt là 2,7V
Do vậy để bảo vệ pin khỏi tình trạng cháy nổ hoặc chết (không nạp xả được) người ta thường mắc vào 2 cực pin trước khi đưa vào thiết bị (Điện thoại, máy ảnh) một mạch bảo vệ nhỏ.
Vì một lý do nào đó (ví dụ để pin lâu ngày điện áp mất dần) khiến điện áp chỉ còn dưới 1V - xả rất kiệt,
nếu không được sạc lại trong thời gian dài thì rất có thể các cực pin sẽ bị chai hóa và không còn có khả năng nạp hay xả được nữa lúc này pin sẽ chết thật sự.
Tuy nhiên nếu pin vừa mới kiệt trong thời gian ngắn thì vẫn có thể cứu sống lại được bằng cách thực hiện kích pin. Nguyên lý là nạp một dòng điện lớn vào 2 cực pin với điện áp phân cực lớn hơn điện áp đỉnh của pin.
Ví dụ pin 3,7V thì ta dùng nguồn có áp 5V và dòng trên 1A nạp trực tiếp vào 2 cực pin
Công suất của nguồn cấp thì phụ thuộc vào dòng xả của pin đó, có thể hiểu nếu kích cục pin có dung lượng bằng 1 quả pin iphone như trên thì dòng là 1A, nếu kích tương đương 2 cục pin một lúc thì dòng là 2A.
Thời gian kích từ 1 đến 2 phút và phải liên tục theo dõi áp trên 2 cực pin - như video dưới đây, khi điện áp bằng 3,7V thì dừng lại, không kích cao quá điện áp định mức của pin.
Trong quá trình kích nếu thấy điện áp pin lên không nhanh quá và khi ngừng kích điện áp sụt chậm rãi thì quả pin đó còn dùng được, dung lượng còn cao.
Ngược lại nếu bạn thấy nó sụt khá nhanh thì pin đó có dung lượng đã chết gần hết rồi, bỏ thôi chứ nội trở cao rồi.
Cách thực hiện thực tế các bạn có thể xem video dưới đây