NGUỒN GỐC VỀ TÒ HE
Tò he là một trong những trò chơi dân gian tại Việt Nam ngày xưa được làm bằng bột gạo trộn với màu tự nhiên lấy từ trái cây hoặc rau củ quả có màu như gấc, khoai, trái mồng tơi.... Ban đầu, tò he là một trong những vật được làm ra để cúng lễ nên thường có các hình dạng như rồng, phụng, sư tử, công, gà, trâu, bò, lợn, cá…Nghệ nhân khéo tay có thể nặn ra các hình nhân nhật huyền thoại như Tôn Ngộ Không, nàng tiên cá.. rất được trẻ em yêu thích. Dần dà thành trò chơi phổ biến cho trẻ em ở các dịp lễ hội.
TÍNH CHẤT CỦA NGHỀ TÒ HE
Tò he là một trong những môn nghệ thuật dân gian mang nét đẹp văn hóa và được gìn giữ cho đến thời điểm hiện nay. Để mang lại sự yêu thích của trẻ em ngoài cách tạo hình các loài động vật đơn giản thường thấy thì nay những tò he phải có các hình thù đa dạng và phù hợp với xu hướng. Ngày nay tò he được các nghệ nhân nâng cao thêm 1 bậc nữa là nặn hình giống như người thật, hoặc các hình nộm múa võ... thành các bức tượng mini nhìn rất bắt mắt.
Nghề tò he cần người làm ra phải có tính sáng tạo, sự tỉ mỉ, tính thẩm mỹ để tạo ra được một hình dạng xinh xắn đẹp mắt. Sự tỉ mỉ, khéo léo là điều quan trọng giúp tạo hình được những chiếc tò he phức tạp.
Những nghệ nhân ngày xưa nặn rất tỉ mỉ và cẩn thận để cho ra được những món đồ vật rất công phu. Những vật nặn dùng để tế lễ như bộ tứ linh, mâm ngũ quả,…. phải cần sự kiên nhẫn trong thời gian dài để hoàn thiện.
NGUYÊN LIỆU LÀM TÒ HE
Theo một nghệ nhân tò he chia sẻ, nguyên liệu chính để làm tò he gồm có: bột gạo có trộn ít nếp theo tỉ lệ 1:10 tức là 1 phần nếp 10 phần bột gạo. Các loại màu thực vật như củ dền, quả gấc, lá dứa, củ nghệ, đốt rơm lấy bột than,… Phần lớn được làm từ những nguyên liệu có sẵn và rất an toàn cho sức khỏe.
Ngày nay để làm tò he có thể sử dụng nhiều nguyên liệu cao cấp hơn như: màu thực phẩm, Kem tartar, hương liệu, bột mì, dầu ăn, muối. Các nguyên liệu này có thể mua tại các cửa hàng hay mua tại các chợ đều có.
HƯỚNG DẪN CÁCH NẶN TÒ HE
Nặn tò he bằng nguyên liệu truyền thống:
Nguyên liệu gồm:
– Bột gạo và nếp (tỉ lệ 1 nếp : 10 bột gạo), nếu thời tiết hanh nóng thì thêm nếp để giữ độ dẻo.
– Các loại củ quả để tạo màu như:
- Màu vàng từ: Hoa hòe, củ nghệ.
- Màu đỏ từ : quả gấc, dành dành.
- Màu xanh từ: lá chàm, lá riềng, lá dứa.
- Màu đen từ: than tre, bột than rơm, cây lọ nồi.
Cách chế biến bột làm tò he
Bước 1: Với các loại rau củ làm màu cho tò he, hãy xay nhuyễn với một ít nước để lấy được màu sắc của chúng. Bạn cần bao nhiêu màu thì có thể làm bao nhiêu loại rau củ quả đó để lấy màu có chúng nhé.
Bước 2: Trộn hỗn hợp bột gạo và nếp lại với nhau. Sau đó đem phần trộn đều này đi xay nhuyễn thành bột. Đem phần hỗn hợp này đi luộc chín. Sau đó vớt ra, lúc còn nóng nahfo nhanh tay để bột có được độ dẻo.
Bước 3: Chia bột thành các phần bằng nhau tương ứng với bao nhiêu màu mà bạn đã chuẩn bị. Sau đó tiếp tục nhuộm màu cho phần bột đó.
Bước 4: Bước này thì bạn đã có thể tiến hành nặn tò he được rồi đấy.
Nặn tò he bằng nguyên liệu công nghiệp:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Màu thực phẩm.
– Cream Tartar (25g), chất bảo quản bột (Alum).
– Hương liệu: vani, socola,…
– Bột mì, dầu ăn, muối.
Cách làm:
Bước 1: Đem bột mì trộn với 1 phần kem tartar ( tỉ lệ 1kg bột mì : 3-4 muỗng kem tartar), thêm 300g muối, 3 muỗng dầu ăn. Sau đó cho nước từ từ vào phần hỗn hợp đó trộn đến khi đặc quánh lại là được.
Bước 2: Đun hỗn hợp đó với lửa nhỏ và đảo tay liên tục cho đến khi dẻo cứng lại thì nhắc xuống. Cho ra một các mân lớn có thoa một lớp dầu ăn trên mâm để không bị dính, nhào thử và chia ra thành các phần để nhiệm màu.
Bước 3: Cho màu thực phẩm vào các phần bột đã được chia sẵn, sau đó nhào bột để màu được đều hết. Cho thêm hương liệu tùy thích và một ít chất bảo quản bột vào phần hỗn hợp này.
Bước 4: Tiến hành dùng đầu óc sáng tạo của mình để tạo ra các tò he thật độc đáo. Nhớ bảo quản bột kín để tránh bị khô
LỜI KẾT
Tò he là một nét đẹp văn hóa nhân gian được xã hội khuyến khích lưu giữ. Ngày nay nghề tò he đang càng ít đi nhiều nghệ nhân theo đuổi, vì thế nếu bạn yêu thích nghề này dù là để giải trí cũng là giữ được một nét đẹp văn hóa của Việt Nam rồi đấy.
Mong rằng nghề tò he sẽ ngày càng phát triển và phục hồi hơn nữa, để những dịp lễ tết xuất hiện ngày càng nhiều và được mọi người yêu thích đón nhận.